Chiều hôm đó tới gần sát
giờ học mà chưa thấy người mẫu đâu
cả. Thường thường người mẫu đến sớm để thay quần áo và sửa soạn thế ngồi. Đến 6
giờ đúng khi tiếng chuông nhà thờ ở bên cạnh kêu boong boong thì bỗng thấy
tiếng guốc ai đi lộp cộp ngoài cửa phòng. Có tiếng người oang oang xin lỗi. Rồi
cửa mở cái rầm một người đàn ông hối hả đi vào. Cả lớp bỗng im phắc ai cũng
trố mắt nhìn. Vì người này cao lêu nghêu gầy đét như cây gỗ.
Tuổi chắc chừng
40-50 vậy mà tóc đã bắt đầu thưa. Mắt sâu mũi cao má hóp môi đầy tai vểnh
cằm nhọn cổ dài cái gì cũng lạ. Ông ăn mặc hở hang. Cái áo di lê ngắn cũn
cỡn hai tay trần cứng rắn mà gầy guộc bụng nhỏ thóp lại thành hai cái hông
bẹ ra như muốn phô xương. Đôi chân dài mảnh khảnh đôi guốc gỗ gót cao như guốc
đàn bà. Bước chân dài như đi hia chỉ ba bước ông đả tới phòng thay quần áo.
Vài phút sau đã thấy ông ra trèo lên bục. Tất cả hành động chứng tỏ ông là một
người mẫu chuyên môn thành thạo biết mình phải làm cái gì.
Ông thầy nói : « Hôm nay vẽ hoả tốc luôn luôn đổi thế đứng làm ba lần 5 phút rồi 10 phút rồi 15 phút ». Người mẫu tháo đồng hồ đeo tay treo lên tường và tự mình tìm thế đứng hay nằm không cần sự điều khiển của ông thầy. Ông có những thế đứng rất kỳ lạ. Ngoằn ngoèo vặn vẹo đau khổ phức tạp. Đầu cổ bàn tay hai tay lưng bụng háng chân từng bộ phận như những khúc gỗ lắp vào nhau có thể đẩy ra xô vào lắc trái lắc phải như ý muốn. Vẽ ông rất khó nhất là mắt ông không rời liếc cái đồng hồ mỗi thế đứng hay nằm khi hết giờ không sai một giây là ông tàn nhẫn đổi sang thế khác không báo trước. Học trò chúng tôi người nào cũng im rơ không ai hé răng than vãn một câu. Không khí gian phòng yên lặng chỉ nghe tiếng bút chì than sào sạc trên giấy và tiếng thở dài của một vài người không bằng lòng tranh vẽ của mình.
Tới gìờ nghỉ ông dõng dạc tuyên bố : « Giải
lao ! » và lồm cồm bước xuống bục. Rồi ông đi vòng coi tranh từng
người xem xét chuyện trò và phê bình.
Lúc này ông hoàn toàn đổi hẳn. Ông trở nên một người lịch sự và nhă nhặn. Ông
rất lịch lãm hiểu biết nhiều về văn chương hội hoạ lịch sử. Thì ra ngày xưa
ông là một kịch sỹ đã đóng nhiều vở kịch trên các sân khấu Ba Lê. Ông biết
nhiều tài tử nổi tiếng còn giữ nhiều kỷ niệm. Ông cũng đã vẽ tranh sơn dầu và
là một nhà điêu khắc đã có triển lãm. Nhưng tất cả hoạt động đều thất bại. Trên sân khấu ông chỉ được đóng những vai phụ. Các triển lãm it người đến xem không mấy ai mua. Có
thể vì ông làm cái gì cũng quá vội vã quá bướng bỉnh quá kiêu ngạo. Có thể vì
ông không có tài. Cuộc đời ông nghèo nàn vất vả cuối cùng đi làm người mẫu
chuyên môn. Mọi người xúm quanh ông lắng tai nghe. Chúng tôi đều là những tài
tử nửa mùa tối đi học thêm cho vui chẳng ai mong có ngày thành công nổi
tiếng. Có vài người tìm lời an ủi chia sẽ với ông. Không khí rất đầm ấm thân
thiện !
Hôm ấy tôi vẽ tới cả chục bức về ông. Tuy bức nào cũng vội vàng cố ý nghuếch ngoác dang dở xấu xí cho thêm vẻ tiều tụy nhưng bây giờ nhìn lại thân hình lêu nghêu gấy guộc của ông nhớ buổi vẽ đầy kỷ niệm tôi cũng bồi hồi cảm động.
Chỉ có 5 hay 10 phút. Không vẽ kỹ càng được.
Vậy là thế nào hiểu nhầm ngược ? vậy là xuôi sao ?
Bài viết tả người mẫu gầy rất sinh động. Những bức vẽ của anh An nguệch ngoạc kiểu... Picasso .
Cái định nghĩa tư vấn ngược của Lục nồi gây hiểu lầm lại hóa hay nhỉ?
Rồi cũng thấy nhà! Biết tên là biết nhà có gì khó đâu mà C trách anh ? Còn của cải nhà cũ thì đã dọn vào kho rồi
http://sites.google.com/site/ngvananwebpages/home
Kể ra vẽ cũng thích mà viết cũng thích hai cái cùng thư dãn và giúp mình học thêm.
Cảm ơn anh đã ghé thăm nhà Ngân và để lại thơ.
Hôm nay lại được đọc những câu chuyện với lời kể dung dị cùa người trong cuộc. Lời kể cuốn người đọc trải nghiệm cảm xúc cùng người viết.
Chúc anh Nguyễn Vạn An luôn có nhiều niềm vui mới !
Câu chuyện hai bức tranh anh An vẽ trên đâu chỉ là chuyện vẽ tranh thôi nhỉ mà ẩn chứa cả cuộc đời trắc ẩn của những người trong giới. Thế này thì đâu chỉ vẽ hình dáng gầy guộc đường nét lục cục mà vẽ cả nỗi niềm đó thôi.